Khi đi du lịch ở một nơi nào đó, chợ địa phương là một nơi chắc chắn phải ghé.Chợ chính là nơi diễn ra sự giao thoa giữa văn hóa và kinh tế. Chợ không chỉ để khách du lịch ghé đến mua sắm. Chợ còn để cảm nhận lối sống dung dị thường nhật của người dân địa phương. Du khách cũng đến chợ để thưởng thức đặc sản cũng như mua về nhà làm quà. Hôm nay cũng cùng toplist đà lạt điểm qua một số Các Khu Chợ Ở Đà Lạt nhé.
Chợ Đà Lạt – Chợ Lớn Nhất Trong Các Khu Chợ Ở Đà Lạt
Chợ Đà Lạt nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, thuộc phường 1 của thành phố Đà Lạt [ chỉ đường ]
Chợ Đà Lạt ở ngay trong trung tâm thành phố- thuộc khu Hòa Bình. Cho nên Chợ Đà Lạt là nơi ai ai cũng biết và ghé qua một lần khi đến Đà Lạt. Thêm một lưu ý nhỏ, đó là hiện tại trên khu vực Lầu A, Khu A đang nâng cấp sửa chửa. Bạn có thể đi vào bằng lối của đường Nguyễn Thị Minh Khai, hoặc mua sắm bên tất cả Khu B nhé.
Thời Gian Hoạt Động
Chợ Mở Bán Hàng ngày, hoạt động từ sáng sớm đến tối khuya. Từ 2 giờ sáng mỗi ngày Chợ Đà Lạt đã được hoạt động. Lúc này, Chợ bán các thực phẩm tươi như thịt, cá, rau, củ cho những người tiểu thương nhỏ lẻ. Họ sẽ chuyển về các chợ nhỏ lẻ hơn của thành phố Đà Lạt để bán lại trong ngày. Những người nội trợ cũng đi chợ lúc này để mua được đồ tươi ngon nhất.
Hoạt động vui chơi tại đà lạt cho bạn không phải tín đồ mua sắm
Đến khi mặt trời ló dạng, Chợ Đà Lạt lại hoạt động bình thường như những ngôi chợ khác. Chợ Đà Lạt bán đầy đủ các mặt hàng. Chợ kinh doanh đồ ăn thức uống, đến những mặt hàng gia dụng, và cả mặt hàng thời trang.
Khi màn đêm buông xuống, Chợ Đà Lạt trở thành Chợ Âm Phủ. Sở dĩ gọi như vậy vì khi xưa đây vốn là một chợ rau tự phát về đêm. Do thời đó không có hệ thống chiếu sáng nên các tiểu thương dùng đèn dầu để chiếu sáng. Hai lý do trên kết hợp với màn sương đêm Đà Lạt tạo nên một khung cảnh huyền bí. Và cái tên Chợ Âm Phủ ra đời. Ngày nay, Chợ Âm Phủ không còn là chợ rau đơn thuần nữa. Tiểu thương chợ đêm trong Các Khu Chợ Ở Đà Lạt buôn bán các mặt hàng thời trang giá rẻ. Xen kẽ là những khu vực ăn uống như sữa đậu nành, bánh tráng nướng, dâu tây Đà Lạt,… Ngày nay, ngoài cái tên Chợ Âm Phủ thì còn có tên gọi khác là Chợ Đêm Đà Lạt.
Lịch Sử Của Chợ Đà Lạt
Chợ Đà Lạt mang một nét đẹp lịch sử mà không phải ai cũng biết. Chợ Đà Lạt không rõ có từ lúc nào. Ban đầu vị trí của Chợ Đà Lạt là ở ấp Ánh Sáng ngày nay. Đến năm 1929, công sứ Chassaing đã cho dời ngôi chợ này về khu Hòa Bình như hiện tại. Năm 1931, một vụ cháy lớn đã xảy ra và thiêu rụi Chợ Đà Lạt.
Năm 1937, nhà cầm quyền cho xây dựng lại ngôi chợ mới bằng gạch khang trang (nay là rạp 3/4). Việc này giúp đáp ứng nhu cầu mua bán sinh hoạt cho người dân. Chợ mới Đà Lạt hoàn thành lúc bấy giờ được xem như biểu tượng của thành phố cao nguyên.
Năm 1958, chính quyền Sài Gòn chỉnh trang khu trung tâm thương mại , xây nên Chợ Đà Lạt ngày nay. Chợ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1960. Đây là một trong những ngôi chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Về ngôi chợ cũ tại thời điểm đó (rạp 3/4 ngày nay) được thiết kế cải tạo thành rạp hát Hòa Bình với các cửa hàng thương mại dịch vụ chung quanh như hiện tại.
Về sau, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Kiến trúc sư Lê Văn Rọt và Kiến trúc sư Trần Hùng đã thiết kế xây dựng thêm các khu chung quanh Chợ Đà Lạt như này nay. Từ đó quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra đông đúc và nhộn nhịp hơn.
Đặc Điểm Đáng Chú Ý Của Chợ Đà Lạt – Chợ Lớn Nhất Trong Các Khu Chợ Ở Đà Lạt
Ngoài công năng chính là nơi trao đổi mua bán hàng hóa, Chợ Đà Lạt còn là điểm check in của các tín đồ sống ảo khi đến Đà Lạt với góc chụp được mệnh danh là “Hong kong bên hông chợ Đà Lạt”.
List đặc sản đồ ăn tại đà lạt cho bạn cần khi đói nha!
Chợ Mới Đà Lạt – Đà Lạt Center Thành Viên Mới Tại Các Khu Chợ Ở Đà Lạt
Chợ mới Đà Lạt- Đà Lạt Center được khai trương năm 2013. Vị trí của Chợ mới Đà Lạt- Đà Lạt Center: chính là khu C chợ Đà Lạt trước đây, với 2 mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phan Bội Châu. Chợ mới Đà Lạt- Đà Lạt Center mở cửa cả ngày phục vụ nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa của người dân địa phương và cả khách du lịch.
Chợ mới Đà Lạt- Đà Lạt Center được xây dựng bao gồm tầng hầm, tầng 1, tầng 2, tầng 3 và Khu Để Xe. Chợ mới Đà Lạt- Đà Lạt Center có 2 bãi gửi xe được bố trí thuận lợi cho cả 2 hướng tiếp cận từ Nguyễn Thị Minh Khai (bãi gửi xe tầng hầm) và từ Phan Bội Châu (bãi gửi xe tầng trệt).
Tầng 1
- Ngành hàng kinh doanh: Rau, Cá Tươi, Gà, Vịt, Thịt Heo, Heo Quay, Mắm Trứng, Sắt, Hàng Mã, Hoa, Trái Cây.
- Tổng diện tích và số lượng quầy: 3.879m2, gồm tổng cộng 372 quầy.
Tầng 2
- Ngành hàng kinh doanh: Đồ cũ và đồ mới bao gồm: Quần Áo các loại, túi xách – vali, giày dép,…
- Tổng diện tích và số lượng kiot: 4.663m2, gồm 386 kiot.
Tầng 3
- Ngành hàng kinh doanh: Giày dép, Bách Hóa Mỹ Phẩm,hàng len, quần áo thời trang, Đặc Sản Đà Lạt.
- Tổng diện tích và số lượng kiot: 4.665m2, gồm 380 kiot.
Chợ Nông Sản Đà Lạt – Chợ Chuyên Về Nông Sản Trong Các Khu Chợ Ở Đà Lạt
Chợ nông sản Đà lạt có địa chỉ là số 8 Tự Phước, Phường 11, Thành phố Đà Lạt. Thời gian hoạt động của chợ từ 5h đến 18h.
Lịch Sử Và Đặc Điểm Của Chợ Chuyên Về Nông Sản Này Trong Các Khu Chợ Ở Đà Lạt
Năm 2009, chợ nông sản Đà Lạt được hình thành với 113 quầy sạp, công suất thiết kế giao dịch lên đến 150 tấn rau quả mỗi ngày. Đây là nơi tập trung đa số những tiểu thương nhỏ, lẻ cùng những thương lái.
Hiện nay, chợ nông sản Đà Lạt không còn sầm uất như trước kia nữa. Ở chợ chỉ còn lác đác vài thương lái tập kết nông sản đã mua tại vườn của nông dân Đà Lạt chuẩn bị đưa đi tiêu thụ ở các siêu thị hoặc đi các tỉnh thành khác.
Tham khảo thêm Nơi Hẹn Hò Free Đà Lạt Cho Các Cặp Đôi Tận Hưởng.
Chợ Phan Chu Trinh- Một Chợ Điển Hình Trong Các Khu Chợ Ở Đà Lạt
Vị trí của Chợ Phan Chu Trinh hiện tại đang ở số 28 – 30 Nguyễn Du, Phường 9, Đà Lạt. Chợ này hoạt động cả ngày từ 6h sáng đến 20h.
Lịch Sử Đáng Chú Ý Của Chợ Phan Chu Trinh
Trước đây, Chợ Phan Chu Trinh ở ngay nút giao thông Phan Chu Trinh (đèn xanh đèn đỏ Phan Chu Trinh hiện nay). Năm 2021, sau một thời gian dài được các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, các hộ tiểu thương tại chợ Phan Chu Trinh cũ đã thực hiện thu gom hàng hóa để chuyển về buôn bán tại chợ tạm Phan Chu Trinh. Địa chỉ chợ tạm ở số 28 – 30 Nguyễn Du, cách chợ cũ khoảng 200 mét.
Chợ Phan Chu Trinh sẽ hoạt động tại chợ tạm cho đến khi công trình chợ Phan Chu Trinh mới kiên cố được xây dựng hoàn thành. Chợ mới đang được xây trên nền diện tích đất của Trường Hoa Phong Lan tại số 1 Lữ Gia, Phường 9, nằm ngay sát ngôi chợ cũ Phan Chu Trinh.
Chợ Phan Chu Trinh Có Gì Nổi Bật?
Chợ Phan Chu Trinh hiện tại khá nhỏ khoảng gần 50 kiot kinh doanh đa dạng các mặc hàng từ thực phẩm tươi sống đến các đồ dùng gia dụng. Chợ sạch sẽ, có bãi đậu xe rộng. Vào những ngày thời tiết nóng nực thì Chợ Phan Chu Trinh khá oi bức vì mái lợp bằng tôn.
Giá cả các mặc hàng ở đây được các tiểu thương “nhìn mặt nói giá”. Tức là nếu là người địa phương, bạn sẽ được bán giá rẻ, còn nếu là khách du lịch, bạn hãy mạnh dạn trả giá nhé. Vì có thể bạn đang bị chào bán hàng với mức giá cao hơn bình thường. Thực trạng buôn bán tiêu cực này đáng bị lên án và hy vọng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc can thiệp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chợ Bùi Thị Xuân – Một Chợ Nhỏ Trong Các Khu Chợ Ở Đà Lạt Nằm Ở Trung Tâm
Chợ Bùi Thị Xuân tọa lạc tại ngã ba Bùi Thị Xuân- Thông Thiên học. Chợ không có biển hiệu rõ ràng. Chợ Bùi Thị Xuân hoạt động chủ yếu ban ngày, từ 6 giờ sáng đến 7 giờ tối. Sau 7 giờ tối thì các tiểu thương buôn bán sẽ nghỉ. Lúc này sẽ có các hàng quán ăn tối và ăn khuya mở bán như bún bò, bún riêu, hủ tiếu, cháo lòng,…
Tại Chợ Bùi Thị Xuân, mặc hàng chủ yếu được bày bán là thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thịt, cá. Nếu muốn tìm mua quần áo, bạn nên đi theo hướng về ngã năm đại học, sẽ thấy được rất nhiều tiệm quần áo thời gian đa dạng.
Chợ Số 4 (Chợ Ngô Quyền) – Chợ Dân Sinh Trong Các Khu Chợ Ở Đà Lạt
Chợ số 4 là một trong những chợ dân sinh ở Đà Lạt. Vì vậy, đây không thực sự là một chợ đúng nghĩa, mà chỉ là các cửa hàng kinh doanh san sát nhau. Thời gian hoạt động của Chợ số 4: hoạt động cả ngày từ sáng sớm đến 20 giờ tối. Chợ số 4 cũng được gọi là chợ Ngô Quyền vì chợ nằm trên đường Ngô Quyền. Chợ này được người dân tự hiểu ngầm với nhau là kéo dài từ ngã ba Nguyễn Anh Ninh đến ngã ba Ngô Quyền – Bạch Đằng.
Chợ Số 4 Buôn Bán Đa Dạng Các Mặt Hàng Từ Thực Phẩm Đến Thời Trang, Đồ Gia Dụng.
Các mặt hàng tươi sống như rau củ quả, thịt, cá được nhập mới từ những vùng lân cận nên luôn luôn đảm bảo độ tươi. Xen kẽ với những cửa hàng thực phẩm thì có một vài tiệm quần áo thời trang. Tại Chợ số 4, bạn vừa có thể tìm được quần áo bình dân mặc thường ngày, vừa có thể tìm được quần áo thời trang sang trọng.
Thông qua đường link này liên hệ review tại đà lạt nếu cần bạn nhé!
Một Điểm Đặc Biệt Tại Chợ Số 4 Là Ở Đây Cũng Có Những Hàng Quán Bán Thức Ăn.
Đi hết 1 vòng chợ bạn sẽ tìm được gần như đủ các món ăn đặc trưng của Đà Lạt. Đơn cử như bánh căn, bánh mì xíu mại, súp cua. Các món khác các món mì Quảng, bún bò Huế, phở, hủ tiếu,…
tham khảo thêm Homuda Coffee Đà Lạt: một quán cà phê phong cách Nhật Bản không nên bỏ qua khi ghé Đà Lạt
Chợ Số 6 – Cũng Là Một Chợ Dân Sinh Trong Các Khu Chợ Ở Đà Lạt
Vị trí: Chợ số 6 nằm ngay ngã tư Thánh Mẫu – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Nguyễn Siêu. Dân địa phương hay gọi là chợ Đa Thành, vì chợ gần trường tiều học Đa Thành. Chợ bán đến tầm 7 giờ tối thì nghỉ.
Chợ Số 6 Khác Với Các Khu Chợ Ở Đà Lạt Thế Nào?
Chợ số 6 tuy không phong phú về các loại mặt hàng bày bán nhưng đồ khá tươi, giá cũng rẻ hơn so với mặt bằng chung Các Khu Chợ Ở Đà Lạt . Hải sản ở đây không đa dạng. Rau củ thì khá nhiều, tươi ngon, nhập mới mỗi ngày. Chợ số 6 chỉ có 1 2 cửa hàng bán quần áo bình dân dành cho người lao động.
Điểm trừ lớn nhất là do đây là chợ dân sinh tự phát nên chợ rất bẩn, cũng không có bãi đậu xe. Do mặt đường hẹp và thường xuyên có nhiều xe tải lớn đi qua, cộng với tình trạng các tiểu thương nhỏ lẻ bày bán hàng quá tràn cả ra đường nên giao thông ở đây thường xuyên tắt nghẽn.
Review đà lạt nghĩ rằng Các Khu Chợ Ở Đà Lạt là nơi không thể không với cả khách du lịch và dân địa phương. Khách đến chợ ngoài nhu cầu chủ yếu là mua sắm thì còn tham quan, cảm nhận không khí chợ. Sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, Các Khu Chợ Ở Đà Lạt cũng là một phần trong người mình.