Nếu bạn là đứa con thuộc về miền Nam hoặc miền Tây. Mà muốn đi tới để thưởng thức được hương vị trong lành. Xanh ngắt đặc trưng của đất Đà Lạt. Thì chúc mừng bạn vì bài viết này trên toplist đà lạt hôm nay dành cho bạn đấy. Gạt sang một bên những con đường mang danh lừng lẫy. Như đèo Prenn – Hứa hẹn với diện mạo mới. Đèo Mimosa – Thời tới cản không kịp trong lúc Prenn đang “make – up”. Đèo Tà Nung – Con đường tơ lụa hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên… Thế nhưng, sánh ngang tầm ấy lại không có cái tên “Đèo Sacom” trong danh sách.
Mãi đến khi sau này người ta buộc phải đóng đèo Prenn lại. Thì những con đèo xung quanh mới bắt đầu tấp nập hơn mọi khi. Trong đó, đèo Mimosa như lên hương. Còn đèo Sacom thì chỉ những ai đã từng đi thì mới biết đường đi. Vậy sao ta không cùng nhau chọn con đèo này làm nơi lăn bánh trong chuyến hành trình khám phá ra vùng đất mới nhỉ? Vì mình đã đi liên tục con đèo này trong suốt 2 tháng trở lại đây. Nên sẽ giúp các bạn hướng đi dễ hiểu nhất có thể.
Khái Quát Chung
Đèo Sacom có chiều dài khoảng 13km. Nhìn chung thì nó cũng song song với những đường đèo khác. Mà đã là đường đèo thì bản chất của nó là nhiều khúc cua gấp, cảnh núi rừng đặc trưng. Tùy theo đoạn đường đèo đó có được liên tục trùng tu hay không, mà ta có thể đi đường mượt nhất có thể. Đèo Sacom thì không được để mắt nhiều từ cơ quan chức năng. Nên có thể thấy đèn đường tại đây không được trang bị đủ cho người đi đường vào buổi đêm.
Được lấy tên trùng với khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm cho ra cái tên “Sacom”. Với cảnh núi rừng hùng vĩ này dùng hết những lời hoa mị nhất cũng không thể tả được nét đẹp tuyệt hảo nơi đây. Đoạn đường khá vắng xe qua lại. Nên bạn cũng có thể ngắm nhìn toàn cảnh món quà mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Mà những con đèo còn lại chưa chắc ta có thể có dịp ngắm nhìn được.
Hướng Dẫn Đi Đèo Sacom
Để thấy được sự tiện dụng khi đi đèo Sacom. Mình sẽ lấy Gió Homestay làm 1 điểm cụ thể trên Đà Lạt để ta có điểm đến. Đầu tiên, khi bạn đi hướng từ Nam ra Bắc trên đường đèo. Bạn sẽ phải rẻ phải ở cuối cao tốc 14. Hướng từ sân bay Liên Khương lên Prenn. Qua hầm chui nhỏ để vào đường Tuyền Lâm. Và thế là hành trình trải nghiệm đèo Sacom bắt đầu.

Đường này trên Google Maps hiện tên “Tuyền Lâm”. Cứ chạy thẳng liên tục trên con đường này. Cho đến khi bạn tới ngã ba để rẻ vào hướng đi Đà Lạt, trên đường Hoa Phượng Tím. Bạn tiếp tục chạy hết con đường Hoa Phượng Tím này khoảng 3km. Lưu ý, nếu đi xe tải lớn hoặc xe 30 chỗ thì phải đi vào phía đường nhựa mới.

Chạy hết đường Hoa Phượng Tím thì bạn sẽ thấy nút giao với đường Hoa Cẩm Tú Cầu. Khu vực này, bạn sẽ có hẳn 1 điểm check-in đó là Đập Tràn Hồ Tuyền Lâm.

Vào khu vực này rồi, bạn sẽ được chiêm ngắm hết vẻ đẹp trọn vẹn của Hồ Tuyền Lâm.

Tới đây thì việc của bạn chỉ có đi thẳng về phía tay phải. Và điểm đến của ta là Gió Homestay nằm trên đường Triệu Việt Vương đã đến.
Những Lưu Ý Khi Đi Đèo Sacom
Ở giữa đèo không có quá nhiều đèn đường. Mình để ý rằng có một đoạn đường dài không có một bóng đèn nào hết. Nên trong khả năng xe của bạn đủ độ sáng nhất định thì có thể đi con đường này vào ban đêm. Nó khá ít chỗ dừng chân bên lề đường. Nên để dừng lại chụp hình hay cần giải quyết những việc riêng. Bạn phải đảm bảo xung quanh ít xe hoặc không có xe qua lại nhé. Các tuyến đường trong đường Tuyền Lâm này có tốc độ tối đa 50 km/h. Một số đoạn đường rất hẹp và phải ôm cua mạnh thì sẽ có biển báo giới hạn tốc độ xuống còn 30 km/h.
Như bạn cũng đã biết thì đường đèo ở bất cứ đâu cũng sẽ căn bản là khó đi. Đối với những người thường xuyên đi quen đường bằng phẳng thì mức độ khó lại tăng lên với họ. Vì độ rộng của đường đèo thì hẹn. Nên bạn sẽ nghe qua rất nhiều vụ tại nạn giao thông xảy ra trên đường đèo. Bởi vì những chiếc xe máy hay chạy vào điểm mù của xe lớn.
Đó là chưa kể đến có những xe ô tô chạy nhanh vượt nhanh. Xe đi đối diện chưa kịp thắng xe lại thì đã có tai nạn xảy ra. Cho nên, mới nói chạy những đường đèo phổ biến, có nhiều người biết đến rất dễ bị tai nạn. Vì nhiều người dồn vào đi đường đấy. Khoảng cách giữa các xe khá hạn hẹp. Đó là lý do tại sao mà đèo Prenn phải đóng lại để xây rộng ra hơn nữa.

Con Đường Dành Cho Mọi Phượt Thủ
Không những chỉ có những phượt thủ với tay lái mô tô kinh nghiệm đầy mình chọn đèo Sacom để đi. Mà còn có cả các bạn nước ngoài với thú vui hòa vào tự nhiên nhất. Họ chọn lái xe đạp, hoặc họ chọn đi bộ. Theo mình, nếu bạn có thời gian và muốn luyện tập độ dẻo dai của sức khỏe thì cũng nên chọn 2 cách này để trải nghiệm trên con đường này. Xung quanh đoạn đường thì bị những khách du lịch vô ý thức mà tiện tay xả rác ra. Làm khung cảnh nơi đây chẳng khiến người ta muốn quay lại nữa. Và người ta vội phán rằng: “Đà Lạt bây giờ đã khác xưa, không còn thơ mộng, không còn sạch đẹp như xưa”.
Vì là con đường khá hẹp nên ở đây cấm xe tải lớn. Phượt thủ cứ thế mà thỏa sức bay lượn nhẹ nhàng. Không phải tranh nhau mà đi hay là tranh nhau mà lách qua xe lớn mà đi. Thế nhưng, vẫn đề an toàn và cẩn thận vẫn phải đặt lên hàng đầu trong mọi chuyến đi.
Tham khảo liên hệ truyền thông toplist đà lạt.
So Sánh Đèo Sacom Và Những Đoạn Đèo Khác
So về mức độ tiện lợi và thuận tiện di chuyển trên các tuyến đường lên Đà Lạt thì đèo Sacom có lẽ phải lép vế. Nhường cho Prenn và Mimosa như người ta thường nhớ tới. Nhưng nếu nói tới sự thoải mái khi di chuyển. Ngắm được cái đẹp thuần thục nhất của thiên nhiên thì Prenn và Mimosa phải gọi Sacom bằng “cụ”. Đèo Sacom không có nhiều điểm dừng chân với đa dạng các dịch vụ bên lề. Như đèo Mimosa còn có cây xăng giữa đường, hay đèo Prenn nay được xây rộng ra. Còn Sacom thì không có được sự chăm chút từ những điều ấy.
Điều Bất Cập
Trong khi đèo Prenn đang được dồn kinh phí vào việc mở rộng làn đường ra. Đèo Mimosa thì dần được trải nhựa gần hết đường. Các dịch vụ ngoài lề cứ thế mà đua nhau mọc lên. Thì đèo Sacom vẫn cứ như thế. Vẫn còn đó những ổ gà chỉ được chấp vá tạm. Tuy nhiên không quá nhiều ổ gà như vậy lắm. Nên bạn đừng lo nhé. Mình thấy tiếc cho đoạn đường đi vừa tiện vừa có cảnh đẹp như vậy nhưng ít người chọn đi. Xung quanh đoạn đường thì bị những khách du lịch vô ý thức mà tiện tay xả ra.

Điểm Thuận Lợi
Đèo Sacom nằm phía tay trái của đèo Prenn tính từ Nam ra Bắc. Nên có thể nói, đèo Sacom chạy tới các điểm du lịch cũng rất thuận tiện. Các điểm đó có thể nói tới như Thiền Viện Trúc Lâm, Cáp Treo,… Ngoài ra, trong cung đường này tuy ít các dịch vụ đa dạng kia. Nhưng lại có những khu resort chất lượng cao, 1 vài điểm homestay. Đoạn đường này nếu đi vào lúc sáng sớm nắng nhạt hay lúc hoàng hôn nhẹ lặn xuống cũng rất tuyệt mỹ. Vì 2 bên đường của Sacom, ngoài trừ những điểm lưu trú nằm trải rác thì các nhà đầu tư chưa ngó tới. Chưa khai thác tới. Thì căn bản đường đèo này rất thơ. Mang trọn nét đẹp mà mẹ thiên nhiên gửi tới.
Nếu chọn phía đèo Sacom chạy thẳng. Thì bạn sẽ được thấy được toàn cảnh của Hồ Tuyền Lâm. Đây cũng là điểm cộng lớn nhất mà đèo Sacom có được. Vì phía đèo Mimosa không chạy vào khu du lịch Hồ Tuyền Lâm được. Còn nếu bạn muốn chạy vào đây bằng đường Prenn thì phải đi tới nửa đèo rồi mới bắt ngang qua đường Hoa Cẩm Tú Cầu để chạy vào đây.
Lời Kết
Vì mình thường xuyên lên xuống Đà Lạt liên tục. Cũng chạy nhiều năm trên những con đèo này rồi. Nhưng nếu nói về trải nghiệm thực tế thì mình vẫn thích đèo Sacom nhất. Vì nó khá ít xe cộ, có thể dừng chân ngắm nhìn mọi thứ toàn diện nhất. Quan trọng là bạn phải cẩn thận khi chạy trên tất thẩy những đường đèo này. Và nếu bạn có cơ hội thì chạy thử hết những đường đèo này. Để chọn lấy cho mình đoạn đường thuận tiện nhất, hoặc gần điểm đến cụ thể của bạn nhất.
Cũng là chung cung trời đến Đà Lạt, đến với cái gọi là “chữa lành” bằng những ngã rẽ của các con đèo. Nhưng nếu đoạn đường đó vừa thoáng đãng. Vừa giúp bạn mở mang tầm mắt của sự mới mẻ về những thứ vốn dĩ đã tồn tại xưa giờ. Vậy sao ta lại không thử nhỉ? Toplist đà lạt nay tuyên bố, đèo Sacom xứng đáng xếp vào “tứ đại đường đèo” khi lên Đà Lạt. Cũng nên đặt đèo Sacom vào top hoạt động vui chơi tại đà lạt. Chúc bạn có chuyến lên Đà Lạt bằng đèo Sacom thuận lợi nhé.